Cách dạy con của người Nhật luôn khiến thế giới phải ngả mũ thán phục. Cùng TODAIedu tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Mục lục [ Ẩn ]

 

Người Nhật nổi tiếng trong cách họ giáo dục nên những đứa trẻ ngoan ngoãn nhưng vẫn rất thông minh và giàu nghị lực. Điều kỳ diệu nào đang ẩn chứa trong cách dạy con của người Nhật?

Cách dạy con của người Nhật để tạo nên những đứa trẻ thông minh
Cách dạy con của người Nhật để tạo nên những đứa trẻ thông minh

1, Cách dạy con kỷ luật của người Nhật

Những đứa trẻ người Nhật bản nổi tiếng là những đứa trẻ có hành vi cư xử tốt nhất thế giới. Nếu bạn đi trên một chuyến tàu hay bất cứ nơi công cộng nào ở Nhật Bản. Trong khi những đứa trẻ khác luôn nghịch ngợm và quấy phá đúng như những gì thuộc về độ tuổi của chúng. Những đứa trẻ người Nhật Bản dường như ý thức được hành vi của mình và biết cư xử đúng mực. Chúng ngồi yên tại chỗ và giữ trật tự như người lớn. Cứ như thể chúng đã biết rằng đây là việc chúng nên làm từ khi được sinh ra vậy.

Nghệ thuật Shitsuke - cách dạy con kỷ luật

Người Nhật đã có kỷ luật ngay từ khi họ được sinh ra ?
Người Nhật đã có kỷ luật ngay từ khi họ được sinh ra?

Đương nhiên không có bất kỳ đứa trẻ nào có tính kỷ luật ngay từ khi được sinh ra. Bí quyết nằm ở cách rèn luyện kỷ luật (shitsuke) cho con của người Nhật. Khi một đứa trẻ hư, trong khi chúng ta sẽ tìm cách giải quyết những rắc rối do đứa trẻ gây ra ngay tại chỗ. Người Nhật lại chọn đưa đứa trẻ của mình đến một nơi riêng tư. Sau đó mới nhắc nhở chúng về hành vi của mình. Cách dạy con này không chỉ giúp giữ thể diện cho cha mẹ mà còn cho cả đứa trẻ. Người Nhật hiểu rằng: "những đứa trẻ cũng cần được tôn trọng".

Rõ ràng việc kỷ luật nơi riêng tư có tác động đáng kể đến hành vi nơi công cộng của trẻ.

Trừng phạt hành vi, không trừng phạt trẻ

Khi trẻ mắc lỗi hãy trừng phạt hành vi, đừng trừng phạt trẻ
Khi trẻ mắc lỗi hãy trừng phạt hành vi, đừng trừng phạt trẻ (nguồn ảnh: savvytokyo)

Các nhà giáo dục hàng đầu đều đồng ý rằng. Trừng phạt hành vi khi trẻ mắc lỗi mới là cách dạy con đúng đắn, chứ không phải trừng phạt đứa trẻ. Điều này đã được chứng minh qua cách dạy con của người Nhật. Khi trẻ mắc lỗi, người Nhật luôn chú trọng đến việc giải thích cho trẻ hiểu về hành vi sai trái của mình. Để trẻ hiểu được hành vi của mình là sai và biết sửa sai. Thay vì quát mắng và trừng phạt trẻ.

Người lớn là tấm gương để trẻ nhìn vào

Chúng ta đều hiểu rằng hành vi của người lớn ảnh hưởng rất nhiều đến xu hướng của đứa trẻ sau này. Ý thức rõ ràng được điều ấy, người Nhật luôn cố gắng trở thành tấm gương để con cái họ noi theo.

Người Nhật dạy con bằng cách duy trì những hành vi tốt và lặp đi lặp lại chúng. Những đứa trẻ sẽ nhanh chóng học và làm theo cha mẹ chúng. Việc này dần hình thành thói quen và đưa trẻ vào đúng nề nếp. Như cái cách mà chúng ta đã thấy ở những đứa trẻ người Nhật ở những nơi công cộng.

2. Cách dạy con kiên cường của người Nhật

Nhớ lại thảm họa kép hồi đầu năm 2011 gây ra trận động đất, sóng thần và sự cố nhà máy hạt nhân Fukushima. Một đất nước Nhật Bản dường như đã gục ngã trong sự tang thương, chết chóc nhưng lại đứng lên mạnh mẽ. Tinh thần đoàn kết cùng nghị lực kiên cường dường như chưa bao giờ ngừng chảy trong huyết quản con người nơi đây.

Người phụ nữ dắt em bé đi giữa đống đổ nát ở Miyako, Iwate ngày 5-4-2011 trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng của thảm họa năm 2011
Người phụ nữ dắt em bé đi giữa đống đổ nát ở Miyako, Iwate ngày 5-4-2011 trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng của thảm họa năm 2011 (nguồn ảnh: reuters)

Người Nhật dạy dỗ con cái họ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, kỷ luật bằng tình yêu thương và sự tôn trọng. Nhưng không vì thế mà những đứa trẻ của họ trở nên phụ thuộc, yếu đuối. Vậy họ đã nuôi dạy những đứa trẻ của họ trở nên kiên cường như thế nào?

Nana korobi ya oki – “Ngã bảy lần, đứng dậy tám lần”

Đây là câu tục ngữ thể hiện nghị lực kiên cường của người Nhật. Cách dạy con của người Nhật không chú trọng việc hướng tới “thành công”. Họ dạy con cách để tiếp tục cố gắng, tiếp tục phát triển vượt qua giới hạn của bản thân.

Hãy kiên cường như chú daruma, dù đổ ngã bao nhiêu lần cũng đều đứng thẳng lên lại
Hãy kiên cường như chú daruma, dù đổ ngã bao nhiêu lần cũng đều đứng thẳng lên lại

Dạy con khơi dậy tiềm năng

Trước một kỳ thi lớn, chúng ta thường hay nói với con: “Chúc may mắn!”. Trong khi ở Nhật Bản, cha mẹ sẽ nói “Ganbatte!” có nghĩa là “Cố lên nhé!”. Khích lệ trẻ nỗ lực thay vì liên hệ đến sự may mắn hay khả năng thiên bẩm của trẻ là một cái nhìn sâu sắc về cách nuôi dạy con cái của người Nhật. Thay vì khích lệ trẻ bằng câu: “Con thật thông minh”, cha mẹ nên khen ngợi con cái về sự cố gắng bằng câu: “Hẳn là con đã rất chăm chỉ”.

Thay vì giới hạn trẻ bằng cách nói cho chúng biết những gì chúng đã có, hãy khuyến khích chúng tin rằng tiềm năng của chúng là vô hạn.

Hãy để trẻ tin rằng chúng có thể làm được bất cứ điều gì, miễn là trẻ biết nỗ lực và chăm chỉ. Bằng cách khen ngợi, khuyến khích chúng nỗ lực nhiều hơn nữa.

Cách dạy con nói “chưa” thay vì “không”

Một phương pháp để trẻ thay đổi cách suy nghĩ về khả năng của bản thân đó chính là thay vì nói “không” hãy đổi thành nói “chưa”.

“Tôi không biết”  → “Tôi chưa biết”

“Tôi không thể làm điều này” → “Tôi chưa thể làm điều này”

Hãy cho con biết tiềm năng của con là lớn đến như thế nào nếu biết nỗ lực
Hãy cho con biết tiềm năng của con là lớn đến như thế nào nếu biết nỗ lực

Sự thay đổi trong cách nghĩ này tác động mạnh mẽ đến cách chúng hành động sau đó.

Ở nhiều nước trên thế giới, những đứa trẻ được coi là “có năng khiếu” được xếp vào học cùng với nhau. Đối với những đứa trẻ tỏ ra yếu hơn trong một số môn học có thể được yêu cầu học lại một lớp.

Trong khi đó, các trường học ở Nhật Bản lại đề cao phẩm chất cần cù, tính nghị lực của một đứa trẻ hơn các khả năng thiên bẩm. Họ tin rằng:

Chỉ cần nỗ lực, bất kỳ ai cũng có thể trở nên thành thạo bất kỳ kỹ năng nào. Trẻ em có thể chỉ chưa biết cách làm một việc gì đó…

Nghệ thuật “hansei” của người Nhật

Thủ tướng Shinzo Abe cúi đầu xin lỗi nhân ngày kỷ niệm 70 năm chiến tranh (ảnh: vietnhatnews)
Thủ tướng Shinzo Abe cúi đầu xin lỗi nhân ngày kỷ niệm 70 năm chiến tranh (ảnh: vietnhatnews)

Hẳn bạn đã nghe đến văn hóa “Hansei” - văn hóa tự phê bình. Tuy nhiên hơn cả văn hóa, nó đã trở thành một phong cách của người Nhật và được đưa vào giáo dục cho trẻ em. “Hansei” có nghĩa là “phản chiếu bản thân”. Thực tế, Hansei giúp trẻ xác định đâu là những điểm yếu của bản thân và làm thế nào để cải thiện chúng. 

Ở Nhật, trẻ thường được yêu cầu tạo ra các mục tiêu cho bản thân và xây dựng các kế hoạch để đạt được chúng. “Hansei” giúp trẻ cảm giác kiểm soát được công việc thông qua việc lập kế hoạch và làm việc chăm chỉ.

3. Lời kết

Điểm thú vị trong cách dạy con của người Nhật là dường như nó đã thấm nhuần trong tư tưởng của từng thế hệ người Nhật. Khi trọng tâm của việc nuôi dạy con cái là cha mẹ chính là những tấm gương để con cái nhìn vào. Bản thân những bậc cha mẹ người Nhật cũng trưởng thành từ những đứa trẻ được lớn lên trong sự giáo dục tôn trọng và đầy tình yêu thương. Những đứa trẻ người Nhật được dạy dỗ đúng cách lại là tấm gương để các em mình noi theo. Bạn sẽ không khỏi bật cười khi thấy một đứa trẻ người Nhật đang khích lệ em nó rằng: “Cố gắng lên, em có thể làm được mà”. Những cũng không thể không ngả mũ thán phục trước cách dạy con thông thái của người Nhật.

Bạn có thể tham khảo một số bài viết cùng chủ đề tại đây: Chuyên mục Dạy con kiểu Nhật