Khác với cha mẹ Nhật, người Việt thường ít nói lời cảm ơn và bày tỏ tình cảm vì “ngại”. Tuy nhiên việc bày tỏ tình cảm với con cái, đặc biệt là những lời động viên khích lệ, cổ vũ con giúp con tự tin, mạnh mẽ và dũng cảm hơn rất nhiều.  

 

Mục lục [ Ẩn ]

Tại sao chúng ta nên khích lệ con cái?

Là một người cha, người mẹ ai cũng luôn mong muốn con cái mình tự tin, vững vàng, kiên cường trước mọi hoàn cảnh, thử thách. Để trẻ có thể phát triển những năng lực này từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần đồng hành ở bên luôn quan tâm, lắng nghe trẻ và đặc biệt là khích lệ trẻ đúng cách để nuôi dưỡng khả năng “tự phục hồi” của trẻ sau mỗi lần vấp vã hay gặp khó khăn.

Hãy đồng hành và luôn khích lệ, cổ vũ con trẻ
Hãy đồng hành và luôn khích lệ, cổ vũ con trẻ 

Bí kíp khích lệ con đúng cách của cha mẹ Nhật

Thay vì nói “không” hãy nói “chưa”

Đừng phủ định những điều con làm, bởi nếu bạn nói như vậy sẽ khiến con cảm thấy chán nản, mất tự tin và dễ dàng từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn. Vì vậy, thay vì nói rằng “Con không làm được” hãy nói là “Con chưa làm được”, để con có động lực cố gắng. Dần dần điều này sẽ trở thành một thói quen giúp trẻ sớm rèn luyện được sự kiên cường, tự tin trước mọi việc. 

Đừng tiết kiệm lời khen, hãy luôn khích lệ con 

Đối với người Nhật, điều quan trọng nhất khi con trẻ thực hiện điều gì đó không phải là kết quả cuối cùng mà chính là quá trình con thực hiện điều đó, những nỗ lực và sự cố gắng của con đã bỏ ra để đạt được điều đó. Vì vậy, kể cả khi trẻ không đạt được kết quả như mong muốn nhưng cha mẹ Nhật luôn cổ vũ con “Gambatte” (Hãy cố gắng lên nhé!), dù chỉ là một lời động viên, khích lệ nhỏ nhưng đã đủ để kích thích tiềm năng vô hạn của con, giúp con càng nỗ lực và quyết tâm hơn.

Khích lệ giúp con có động lực và tự tin hơn trong học tập cũng như cuộc sống
Khích lệ giúp con có động lực và tự tin hơn trong học tập cũng như cuộc sống

“Hansei” - Nhìn lại khuyết điểm và cải thiện bản thân 

“Hansei” tiếng Nhật có nghĩa là “tự nhìn lại bản thân mình” thể hiện ý thức nhìn nhận yếu điểm của bản thân và cải thiện khuyết điểm đó. Chỉ khi con nhìn ra lỗi sai, khuyết điểm của thân con mới có thể sửa sai và biết cách tránh không mắc lại lỗi đó nữa. Trước khi trẻ bắt tay vào làm việc gì hãy khuyên con lập một bảng kế hoạch đầy đủ và có những mốc mục tiêu cụ thể. Như vậy thì dù cho thất bại con cũng dễ dàng nhận ra lỗi sai và tìm ra phương hướng giải quyết. 

Để giúp trẻ phát triển toàn diện, phụ huynh hãy luôn ở bên đồng hành và khích lệ con. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích cho phụ huynh trong quá trình nuôi dạy trẻ.