Hãy cùng TODAIedu khám phá ngày Tết Trung Thu tại Nhật Bản có gì đặc biệt nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

Ngày Tết Trung Thu tại Nhật được gọi là Tsukimi (つきみ) hay Otsukimi (お月見) - lễ hội Ngắm Trăng, là một ngày lễ truyền thống đầy sắc màu và ý nghĩa tại Nhật Bản. Dịp này không chỉ là một cơ hội để ngắm trăng, mà còn thể hiện sự kết nối mạnh mẽ với thiên nhiên, lịch sử và tâm linh Nhật Bản. Vậy hãy cùng TODAIedu tìm hiểu xem trung thu tại đất nước Nhật Bản có gì nhé! 

 

trung thu nhật bản

 

Nguồn gốc lễ hội Ngắm Trăng: 
Lịch sử của Tết Trung Thu tại Nhật Bản bắt nguồn từ thế kỷ 8 và có hai nguồn gốc chính. Một nguồn gốc tương quan đến tín ngưỡng Phật giáo, khi mà dịp này được coi là thời điểm để cầu nguyện và tôn vinh các bậc thầy thánh đạo. Trong tâm linh Nhật Bản, trăng trong đêm Tsukimi được coi là thần linh đang trở lại thế gian. 

Nguồn gốc thứ hai của Tết Trung Thu liên quan đến tín ngưỡng Shinto, khi người Nhật kỷ niệm ngày "Jugoya," còn được gọi là "Chushu no Kangetsu," trong đó họ dâng lễ cho các vị thần Shinto và cầu mong sự bình an và may mắn. 

Trung thu tổ chức tận...2 lần? 
Không giống như ở Việt Nam, ngoài ngày 15/8 âm lịch, Otsukimi còn được tổ chức lần 2 vào khoảng 1 tháng sau - ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là "trăng sau". Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là "Kata-tsukimi". Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản. 

Biểu tượng của Tết Trung Thu Nhật Bản 

Trăng Tròn: Trong mắt người Nhật, trăng đêm Tsukimi luôn đặc biệt sáng và tròn, tượng trưng cho sự hoàn thiện và sự thịnh vượng. Trăng cũng thể hiện sự tương tác giữa con người và thiên nhiên. 

Tsukimi Dango: Đây là loại bánh tròn và mềm mịn, được làm từ bột gạo nếp và thường có màu trắng tinh khiết. Bánh dango thường được sắp xếp thành hình tròn để tượng trưng cho trăng, và người dân thưởng thức chúng trong ngày Tết Trung Thu. 

Cỏ lau (susuki) và hoa phượng (hagi): Trong lễ hội Tsukimi, người Nhật thường trang trí bàn ăn bằng cỏ lau (susuki) và hoa phượng (hagi). Susuki tượng trưng cho mùa thu và mùa gặt, còn hagi thể hiện vẻ đẹp mỏng manh và quý phái. Cả hai loại cây này cùng với trăng tạo nên không gian lễ hội thú vị. 
 
Thỏ trên mặt trăng: Không giống như chú cuội và chị Hằng là những nhân vật biểu tượng của đêm trung thu thì tại Nhật, những chú thỏ trắng trên mặt trăng ban đầu không hề là biểu tượng của tsukimi mà gắn liền với với những truyền thuyết và tác phẩm văn học dân gian của Nhật. Tương truyền rằng những chú thỏ sống cùng với công chúa Kagura trên mặt trăng và vào những đêm trăng tròn như trung thu khi ngước lên mặt trăng người ta thường thấy những chú thỏ đang làm bánh dày (mochi). 

 

trung thu nhật bản

 

Ý nghĩa của Tết Trung Thu 

Tsukimi không chỉ đơn thuần là việc ngắm trăng, mà còn là lễ hội tôn vinh sự đoàn kết gia đình và cầu nguyện cho may mắn, thịnh vượng. Gia đình, bạn bè và người thân tụ họp lại, thưởng thức bánh dango trắng tượng trưng cho vòng tròn trăng, cùng trang trí bàn ăn bằng cỏ dại và hoa phượng. 

Một phần quan trọng khác trong Tsukimi là ý nghĩa về mùa thu và thu hoạch. Đây là thời điểm để tôn vinh công sức của người nông dân và cảm nhận sự phồn thịnh, bằng cách thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh dango ngọt ngào. 

Tóm lại, Tsukimi mang trong mình một tinh thần thiêng liêng và tình cảm gia đình, tạo nên không khí ấm áp và ý nghĩa sâu lắng trong lòng người Nhật Bản, khi họ chung lòng với thiên nhiên và tận hưởng sự bình an, đoàn kết trong lễ hội trung thu này.