Từ vựng tiếng Nhật về ngân hàng và tiền giấy. Một số sự thật thú vị về tiền giấy Nhật Bản.  

Mục lục [ Ẩn ]

 

Các bạn đã bao giờ thắc mắc về cuộc đời của những tờ tiền giấy Nhật Bản sẽ bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào chưa? Dưới bài đăng này, TODAIedu sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin thú vị về tờ tiền Nhật Bản và các từ vựng đi kèm nhé!  

1. Cuộc đời của tờ tiền giấy ở Nhật Bản 

Tiền giấy có cả một quá trình từ khi được in ra cho đến khi biến mất. Tiền giấy của Nhật Bản được gọi là 日本銀行券 (にほんぎんこうけん), tuy nhiên nơi in những tờ tiền giấy này lại không ở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (日本銀行: にほんぎんこう) mà lại ở Cục in ấn Quốc gia. 

 

 

Chữ trên tờ tiền này biểu thị được in từ Cục in ấn Quốc gia 

 

Tại ngân hàng Trung ương Nhật Bản, người ta sẽ kiểm soát sự ra vào của lượng tiền giấy được in từ Cục in ấn Quốc dựa vào xu hướng tình hình kinh tế tại từng thời điểm. Sau đó, tiền giấy sẽ được giao dịch giữa các cơ quan tài chính (金融機関 : きんゆうきかん) như ngân hàng, và tại các quầy của những chi nhánh thuộc ngân hàng Trung ương Nhật Bản. 

 

Tóm lại là từ tiền giấy từ ngân hàng Trung ương đến các cơ quan tài chính khác, thông qua những nơi như ATM hoặc quầy giao dịch của ngân hàng sẽ được phân phát tới những người hoặc những cửa hàng khác. 



 

 

2. Cách xử lý tiền tiền giấy cũ tại các ngân hàng của Nhật Bản 

Theo mũi tên chỉ hướng từ các cơ quan tài chính đến ngân hàng Trung ương Nhật Bản ở sơ đồ phía trên thì tiền giấy ở các cơ quan tài chính định kỳ sẽ được mang về ngân hàng Trung ương. Tức là, số tiền giấy đưa ra thị trường một ngày nào đó sẽ phải quay lại lại ngân hàng Trung ương. Ở đây, người ta sẽ tiêu hủy (廃棄: はいき) những từ tiền giấy cũ này. 

 

Tại ngân hàng Trung ương, người ta sẽ kiểm tra số tiền thu về xem ở đó có tiền giả (偽札: にせさつ) không , kiểm đếm xem số lượng tờ tiền, những tờ bị rách hay những tờ bị bẩn. Tiền giấy không sử dụng được thì xé nhỏ, tái chế thành giấy vệ sinh hoặc đem đi đốt. 

 

Bởi vì tiền giả ngày càng được làm giống thật nên trong suốt hơn 1 năm, trước khi chính thức làm việc tại ngân hàng, nhân viên ngân hàng sẽ được đào tạo bài bản để có thể giám định tiền giả. 

 

Đến thời điểm cần đổi tiền giấy mới, những tờ tiền cũ sẽ được thu thập tới các ngân hàng và thông qua việc kiểm tra, sát lọc (鑑査: かんさ) rồi thay thế các tờ tiền mới.

 

Tuổi thọ của những tờ tiền ở Nhật Bản, đối với 1000 yên và 5000 yên thường là từ 1-2 năm, còn 10.000 yên là 4-5 năm. 

 

Mặt khác, người Nhật có xu hướng hay tích trữ những tờ tiền 10.000 yên, vậy nên việc đổi tiền 10.000 yên ngày càng ít dần đi. Có một thống kế trong năm 2004 đến năm 2005, từ tháng 11 năm 2004 người ta đã phân phát sử dụng tờ tiền giấy 10.000 yên mới nhưng đến tháng 8 năm 2005, chỉ có 55% số tờ tiền 10.000 yên được thay thế (切り替え: きりかえ).

 

Hi vọng qua bài viết này, các bạn vừa học được nhiều từ mới vừa biết được một số sự thật thú vị về tiền giấy của Nhật Bản!