Trong khi ngày các nhiều các nhà bán lẻ không ngừng nâng cao hiệu suất, áp dụng công nghệ để đáp ứng việc thanh toán cho khách hàng càng nhanh càng tốt thì tại một số nơi ở Nhật, "dịch vụ chậm" đã ra đời.
Dịch vụ chậm - Giải pháp tối ưu cho những người lớn tuổi tại Nhật Bản
Nhật Bản đang ngày càng già đi, đây là đất nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Tính đến năm 2021, nhóm người ở độ tuổi 65 trở lên chiếm đến 29,1% dân số nước Nhật. Những người Nhật lớn tuổi này đang phải chật vật thích nghi với nhịp sống hiện đại, khi mà mọi nơi công cộng đều tận dụng công nghệ tối đa để đẩy mạnh tính nhanh chóng và chính xác.
Số người già ngày một tăng cao, dẫn đến việc tìm ra giải pháp để đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của họ cũng ngày càng được chú trọng. "Dịch vụ chậm" hay "Slow lane - làn đường chậm" chính là cách tạo điều kiện và thể hiện sự quan tâm của các nhà bạn lẻ tới nhóm khách hàng lớn tuổi hoặc những người đang gặp vấn đề đặc biệt về cơ thể, gặp khó khăn khi di chuyển và thao tác nhanh.
Việc tạo ra "dịch vụ chậm' hay "làn đường chậm" đã mang lại lợi ích đáng kể, giúp những người lớn tuổi, những người gặp khó khăn khi di chuyển và thao tác bớt cảm thấy áp lực về thời gian và những người khác cũng không phải chờ đợi quá lâu để tới lượt thanh toán của mình.
Maiya Takizawa - chuỗi bán lẻ đã áp dụng thành công "dịch vụ chậm", thấu hiểu nhu cầu của khách hàng lớn tuổi
Maiya Takizawa, một chuỗi siêu thị ở khu vực thành phố Takizawa, đông bắc Nhật Bản, đã dành sự quan tâm cho những người cao tuổi, những người không quan tâm đến nhịp sống hiện đại, và những người có nhu cầu đặc biệt.
Bà Yoriko Sakurano năm nay đã 84 tuổi và phải ngồi xe lăn. Gần đầy, nhờ sự giúp đỡ của nhân viên chăm sóc tình nguyện, bà Sakurano đã có một trải nghiệm mua sắm thú vị tại Maiya Takizawa mà không còn cảm giác bối rối hay gặp phải tình huống khó xử như trước đây.
Bị mắc chứng mất trí nhớ, lại gặp khó khăn khi di chuyển, bà Sakurano thường gặp áp lực rất lớn khi phải thanh toán trước một hàng dài những người thiếu kiên nhẫn luôn phàn nàn ở phía sau. May mắn thay, tại Maiya Takizawa, bà không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa bởi đã có "làn đường chậm" và những nhân viên tình nguyện hỗ trợ tận tình.
Chồng của bà Sakurano, Masayuki, 74 tuổi, hiểu rằng mua sắm luôn là một trong những hoạt động mà vợ mình rất yêu thích. Việc mua sắm không chỉ để giải tỏa tinh thần mà còn có thể giúp bà ổn định các triệu chứng. Ông Masayuki đã dành nhiều lời ca ngợi tới nhà bán lẻ địa phương bởi sự thân thiện và chu đáo của họ dành cho những người cao tuổi. "Dịch vụ chậm" tại chuỗi siêu thị Maiya Takizawa đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp những người lớn tuổi cảm thấy an toàn và thoải mái hơn trong việc mua sắm hàng ngày.
Theo mainichi.jp